Điều trị nha chu răng miệng – TS BS Lê Tấn Hùng

821

Điều trị nha chu răng miệng

Bệnh nha chu là bệnh của các tổ chức xung quanh răng bị viêm nhiễm mãn tính ở mô lợi, xương ổ răng và mô nha chu nâng đỡ của răng. Phản ứng viêm nha chu thường bị che lấp hoặc không xảy ra mãnh liệt khiến ta khó nhận biết, trong khi xung quanh chân răng đã hình thành các sang thương bệnh lý như mất bám dính, xương ổ bị phá hủy tạo thành một tổn thương gọi là túi nha chu. Trong các túi này, tình trạng nhiễm trùng tiếp tục phát triển. Dần dần, bệnh càng tiến triển càng khiến cho hiện tượng tiêu xương ngày một trầm trọng, răng lung lay, đôi khi không thể giữ được và phải nhổ đi.

Dấu hiệu nhận biết
Nếu nhận thấy các dấu hiệu sau đây, bạn phải đến nha sĩ ngay:

– Nướu bị chảy máu khi chải răng.
– Nướu sưng đỏ, tách ra khỏi răng, đôi lúc hơi có cảm giác đau, tê buốt.
– Hơi thở hôi dai dẳng.
– Có ổ mủ hoặc có mủ chảy ra ở giữa răng và nướu ở vùng cổ răng.
– Răng lung lay hoặc thưa ra.

Nguy hại từ bệnh nha chu:
– Gây chảy máu lợi và dễ bị viêm lợi do sức đề kháng giảm và thiếu vitamin C.
– Niêm mạc miệng dễ bị hoại tử, bong các lớp niêm mạc, miệng khô do thiếu vitamin A.
– Xương hàm bị biến dạng (vẩu), răng mọc chậm, tổ chức cứng của răng thiếu vững chắc do thiếu vitamin D.
– Gây rối loạn chuyển hóa albumin làm cho mức độ vững chắc của răng kém đi do thiếu vitamin B1.
– Thiếu một số chất như canxi, fluor cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của men, ngà răng dễ gây sâu răng.
– Thời kỳ có kinh nguyệt thường gây tăng tiết nước bọt nên dễ bị viêm tuyến nước bọt và có thể làm viêm niêm mạc miệng, có mụn herpes ở mép, viêm lợi…
– Thời kỳ thai nghén răng dễ bị vỡ do thiếu canxi.
– Thời kỳ mãn kinh dễ bị khô miệng, viêm lợi, viêm quanh răng.

Điều trị bệnh nha chu như thế nào?
Điều trị nha chu tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra phương pháp phù hợp, Có 4 loại điều trị phổ biến:

– Điều trị không phẫu thuật: Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng của bạn, đánh giá các yếu tố mảng bám trên răng, kiểm soát chúng bằng cách: trám răng, phục hình răng bị hư hại, sâu, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nướu; lấy cao răng, mảng bám tại các mặt gốc của răng; đánh giá và chỉ định có cần nhổ răng hay không; cố định lại răng (nếu răng lung lay).

– Điều trị phẫu thuật: trong một số trường hợp, nếu cần có thể phải phẫu thuật. Tuy nhiên, điều trị phẫu thuật là trường hợp ít xảy ra, chỉ được áp dụng khi các biện pháp thông thường không có kết quả. Điều trị phẫu thuật nhằm mục đích bộc lộ và loại bỏ toàn bộ mô nha chu viêm, có thể phải cắt và tạo hình lại túi lợi để trả túi lợi về độ sâu và tương quan sinh lý với thân răng và xương ổ răng.

– Điều trị duy trì: được áp dụng khi bệnh đã tiến triển tốt. Đây là phương pháp kiểm soát bệnh bằng cách kiểm soát màng bám vi khuẩn và tái khám định kỳ. Ở bệnh viêm nha chu, việc điều trị duy trì kéo dài cho đến khi các răng không còn tồn tại trên cung hàm.

– Điểu trị khẩn cấp: Khi ở vùng nướu hoặc niêm mạc có ổ mủ (áp-xe) thì sẽ có chỉ định điều trị khẩn cấp. Ổ mủ chỉ là cơn cấp tính của bệnh. Nếu bạn tự điều trị bằng kháng sinh và thấy hết đau thì cũng đừng vội mừng. Bệnh vẫn tồn tại bởi cao răng, mảng bám răng và các ổ viêm trong xương ổ răng vẫn còn và bệnh trở thành mạn tính, thỉnh thoảng sẽ bộc phát cơn cấp tính (tái diễn theo chu kỳ và ngày càng trầm trọng). Nếu bạn chỉ mới bị viêm nướu, cách điều trị đó sẽ khiến bạn chuyển nhanh sang giai đoạn bệnh viêm nha chu. Nếu đã bị viêm nha chu thì bệnh sẽ ngày càng trầm trọng, làm răng lung lay nhiều hơn, cuối cùng là mất răng. Khi cảm thấy, nhìn thấy hoặc sờ thấy một khối sưng ở vùng nướu hoặc niêm mạc có màu đỏ, đau nhiều hay ít, sờ thấy lùng nhùng thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị bệnh sớm (cho dù có thể tự điều trị đẩy lui được cơn cấp tính).

Cách phòng ngừa bệnh nha chu:
– Để phòng bệnh nha chu, điều quan trọng nhất là đánh răng đều đặn để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và khe nướu, luôn dùng bàn chải mềm, khi chải răng chải theo chiều dọc từ viền nướu đến bờ cắn của răng. Bàn chải được đặt nghiêng sao cho có thể chải bờ viền giữa răng và nướu, lấy sạch các mảng bám ở viền nướu và khe răng.

– Sử dụng chỉ tơ nha khoa để lấy đi các mảng bám, mảnh vụn thức ăn ở khe răng. Không nên dùng tăm xỉa răng đâm xọc qua các khe răng vì sẽ gây hở khe răng, gây chảy máu lâu dần sẽ đưa đến viêm nướu.

– Từ bỏ những thói quen không tốt hằng ngày như: hút thuốc lá, Luôn dùng bàn chải mềm, khi chải răng ta chải theo chiều dọc từ viền nướu đến bờ cắn của răng. Bàn chải được đặt nghiêng sao cho có thể chải bờ viền giữa răng và nướu, lấy sạch các mảng bám ở viền nướu và khe răng.

– Ngoài ra, kết quả điều trị nha chu tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, quan trọng nhất là giai đoạn bệnh, chính vì thế việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng. Bạn nên khám nha sĩ định kỳ 6 tháng 1 lần để lấy sạch vôi răng, mảng bám ở những nơi bàn chảy không làm sạch được, đồng thời để nếu có dấu hiệu bệnh lý gì, bác sĩ sớm phát hiện và tư vấn cách điều trị tốt nhất.